Chân kính hay còn gọi là Jewel, là một bộ phận màu hồng đỏ bóng bẩy trong suốt có mặt trong các bộ máy của đồng hồ bất kể là máy cơ hay hay pin được Nicolas Fatio de Duillier, Pierre, Jacob Debaufre phát minh vào năm 1702/1704.
Thời điểm này đồng hồ cơ đã có độ phổ biến cao, khi nhược điểm chung là bộ máy của chúng dễ bị mài mòn do các bộ phận kim loại ma sát được phát hiện thì chân kính bắt đầu đưa vào sử dụng. Chân kính được làm từ các loại vật liệu có độ cứng cao, ít bị mài mòn có tác dụng chủ yếu là giảm ma sát để tăng độ bền cho bộ máy đồng hồ.
Đến thời điểm hiện tại, cuộc tranh cãi này cũng đã đến hồi kết và chân kính trên đồng hồ thật sự rất cần thiết, đặc biệt là đồng hồ cơ tự động, đồng hồ cơ có tính năng phức tạp nhưng tuyệt đối không phải là có càng nhiều càng tốt.
Tính trung bình, số lượng chân kính cần thiết/tối thiểu trên đồng hồ lên dây cót thường là 17, trên đồng hồ tự động là 21 và nên có trên đồng hồ pin là 4. Tùy theo cấu tạo, tính năng, cơ chế của bộ máy mà có số lượng phù hợp.
Những công dụng của chân kính:
ɵ Giảm đi sự ma sát giữa các chuyển động để tăng độ chính xác (ở mức độ vừa phải)
ɵ Hệ quả của giảm đi ma sát chính là tăng tuổi thọ của các bộ phận bị lực tác động giúp đồng hồ bền hơn (rất đáng kể)
ɵ Chống sốc để tăng độ bền cho các chân kính khác (ở mức độ vừa phải)
ɵ Trang trí cho bộ máy của đồng hồ (rất đáng kể)
ɵ Tăng giá trị cho đồng hồ (không đáng kể đến rất đáng kể tùy theo vật liệu làm chân kính)
Home / chân kính là gì /
jewels là gì /
kien thuc dong ho
/ Chân kính là gì, công dụng của chân kính
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét